Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

'Trữ hàng' trong tủ lạnh đúng cách



Tết đến là thời điểm tủ lạnh mỗi nhà lại đầy ngất khi các bà nội trợ chuẩn bị nhiều loại thực phẩm cho ngày xuân. Tuy nhiên tủ lạnh không phải là "kho hàng" nên phải sử dụng đúng quy tắc để tối ưu hóa việc bảo quản thực phẩm.
Không phải tất cả các loại thức ăn đều được bảo quản ở cùng một nhiệt độ mà nó được phân chia theo một trật tự nhất định tùy theo các khu vực lưu trữ trong tủ lạnh. Do vậy người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tủ lạnh và xem sản phẩm có còn hạn sử dụng hay không trước khi bỏ vào. Bên cạnh đó nên làm sạch tủ lạnh mỗi tháng một lần bằng các loại xà phòng để tủ luôn được đảm bảo vệ sinh.

nhiet-do-tu-lanh-jpg_1360216181[11660624
Thông thường ngăn đá là phần cao nhất của tủ lạnh. Nơi đây nhiệt độ có thể ở mức -18°C hay có thể đến -22°C nên thích hợp cho việc trữ kem, làm đá... Điều tối kỵ là không được để thực phẩm còn nóng trực tiếp vào đây mà phải chờ nó nguội hẳn và bọc kín bằng giấy chuyên dụng hay bỏ vào hộp có nắp đây.

Khu vực mát nhất từ 0-2°C ưu tiên cho thịt gia cầm (gà, vịt..), cá sống, thịt sống, các thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc đồ ăn phải luôn để ở nhiệt độ tươi mát. Trong khu vực trung gian từ 4 và 8°C. dành cho các sản phẩm cần bảo quản mát như sữa, món tráng miệng (sữa chua, chipmunks …), các sản phẩm trong quá trình rã đông hoặc pho mát tiệt trùng.

Đặc biệt đối với sản phẩm sữa chua, cần thiết phải bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 6-8°C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều dẫn đến tình trạng bị đông đá hoặc chảy lỏng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và không còn giữ trọn vẹn dưỡng chất, độ thơm ngon.
yaourt-jpg_1360216209[1166062419].jpg
Một điều lưu ý khi cho sữa hoặc yaourt vào tủ lạnh cần tháo bỏ thùng cạc tông để tạo thuận lợi cho dòng chảy củakhông khí trong tủ lạnh, giúp đảm bảo được nhiệt độ yêu cầu.Ngăn tủ dưới cùng khoảng 7-8°C là nơi lý tưởng cho trái cây và rau quả đã được rửa sạch.  Nhưng rau quả đã rửa chỉ có thể lưu trữ trong ngăn này vài ngày, không thể để quá lâu và nên để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh. 

Cửa tủ lạnh được trang bị sẵn những vỉ để đặt trứng sống. Tuy nhiên các chuyên viên kỹ thuật khuyên người dùng nên bỏ trứng vào vỉ riêng và đặt vào ngăn 5 độ để bảo quản được tốt nhất. Các loại đồ uống, gia vị, sốt các loại (sốt cà chua, mayonnaise, mù tạt ...),  cũng  nên được đặt tại cửa tủ. Điều quan trọng mà các bà nội trợ nên nhớ là không nên "tống" tất cả đồ ăn vào tủ lạnh sẽ dẫn đến việc máy bị quá tải, không thể bảo quản thực phẩm đúng cách dễ bị hư hỏng hay gây mất vệ sinh.

Minh Trí

Khử mùi hôi tủ lạnh bằng vỏ quýt


Tủ lạnh đựng thực phẩm lâu ngày thường có mùi hôi tanh khó chịu. Hãy đặt vào tủ lạnh một chén sữa tươi hoặc vỏ quýt sẽ giúp khử hết mùi hôi.
mùi hôi.

Quýt lột lấy vỏ bỏ vào tủ lạnh sẽ khử được mùi hôi. Ảnh: wp.
Quýt lột lấy vỏ bỏ vào tủ lạnh sẽ khử được mùi hôi. Ảnh: wp.
Tủ lạnh sau khi chứa thực phẩm, mặc dù lau chùi thường xuyên mà vẫn có mùi khó chịu. Tôi thường khử mùi tủ bằng một trong những cách sau:
- Dùng than củi: Cho vào tủ lạnh một cục than củi nhỏ là cách khử mùi thông dụng nhất.
- Sữa tươi: Khi tủ lạnh có mùi khó chịu, hãy đặt một chén sữa tươi trong tủ vài tiếng đồng hồ, mùi hôi sẽ hết.
- Nước đường thắng: Lấy 2 đến 3 muỗng canh đường (loại nào cũng được), cho thêm ít nước bắc lên bếp nấu đến khi đường dẻo lại như kẹo đắng. Sau đó cho nước đường đã thắng vào chén đặt trong tủ lạnh.
- Vỏ quýt: Trái quýt lột lấy vỏ, vò sơ để tinh dầu tiết ra rồi cho vào tủ lạnh. Để vài tiếng đồng hồ tủ sẽ hết mùi khó chịu.
Chúc các bạn thực hiện thành công.

Cách trữ thực phẩm tươi ngon trong tủ lạnh



Trứng mua về có cần cất trong tủ lạnh, thịt, tôm cá có nên bảo quản ở cùng một ngăn không... là những điều không phải ai cũng biết.
Không ai muốn vứt bỏ đồ ăn. Nhưng thức ăn đã để trong tủ lạnh vài ngày (hay vài tuần) có còn an toàn để sử dụng không? Làm bài trắc nghiệm dưới đây từ smartparenting để xem bạn đã biết cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả để bảo quản thực phẩm và biết khi nào nên bỏ đồ ăn đi chưa nhé.

tulanh-jpg-1363925252_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Idiva.com.


1. Bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu để bảo đảm độ tươi của thực phẩm?
a. Dưới 0 độ C
b. 0-5 độ C
c. 5-100 độ C

Câu trả lời đúng: b.
Tủ lạnh nên đặt ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn để ngăn vi khuẩn phát triển và giữ cho thực phẩm tươi lâu.
2. Thịt lợn, thịt gà, cá và tôm có thể được trữ trong cùng một ngăn ở tủ lạnh không?
a. Không, cá, gia cầm và thịt lợn nên được bảo quản riêng biệt trong tủ lạnh
b. Có, thịt lợn, thịt gà và cá có thể được lưu trữ trong cùng một ngăn, chỉ cần bọc riêng biệt là được
c. Tốt nhất là không nên mua cùng lúc các thứ này

Câu trả lời đúng: b
Thịt, gia cầm và hải sản có thể được bảo quản trong cùng một ngăn miễn là bạn để chúng ở các đồ đựng riêng biệt để ngăn sự nhiễm khuẩn chéo. Gia cầm chứa lượng khuẩn cao nhất, sau đó là thịt lợn rồi tới cá và hải sản. 
3. Có ổn không nếu mua thịt xay mà không dùng hết trong vòng hai ngày hoặc hơn?
a. Được, miễn là giữ chúng đông lạnh tốt
b. Không, nên sử dụng hết ngay khi mua về
c. Còn tùy thuộc vào cơ sở sản xuất thịt bạn mua

Câu trả lời đúng: a
Thịt xay dễ hỏng vì nó có diện tích bề mặt tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên bảo quản thịt xay 1-2 ngày trong tủ lạnh và 2-3 ngày trong tủ đông. 
4. Tuổi thọ trung bình của gia cầm là bao lâu nếu bảo quản trong tủ đông ở âm 18 độ C.
a. 2-4 tháng
b.10-12 tháng
c. 4-6 tuần

Câu trả lời đúng: b
Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, gia cầm có thể được bảo quản đông lạnh kéo dài tới một năm.
5. Cá và thủy sản có thể giữ được bao lâu nếu trữ trong ngăn đông ở âm 18 độ C?
a. 3-6 tháng
b. 1 tháng
c. 6 tuần

Câu trả lời đúng: a
Theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, cá tươi, tôm và sò điệp được bảo quản đúng cách trong ngăn đá sẽ giữ được 3-6 tháng. 
6. Bạn sẽ biết thịt gà của mình không an toàn để ăn khi:
a. Đầu cánh hơi đỏ
b. Đã để trong tủ đá hơn một tuần
c. Nó bắt đầu có màu tím hay xanh nhạt và có mùi bất thường

Câu trả lời đúng: c
Gia cầm bắt đầu ôi thiu có thể chuyển màu tím hay xanh nhạt, dính nhớp nháp dưới cánh và xung quanh các khớp, đầu cánh tối màu. (Trường hợp đầu cánh màu đỏ vẫn dùng được).
7. Mua trứng mà không để trong tủ lạnh có đảm bảo không?
a. Không
b. Có
c. Không vấn đề gì

Câu trả lời đúng: a
Trứng nên được bảo quản ở 7 độ C hoặc thấp hơn, có nghĩa là nên cất vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này đặc biệt cần chú ý khi dùng trứng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già và người bệnh.
8. Cất trứng đã nấu rồi vào tủ lạnh qua ngày thì có nên ăn không?
a. Không, trứng rất dễ hỏng
b. Có, miễn là trứng đã được luộc hay nấu chín kỹ
c. Không rõ

Câu trả lời đúng: b
Theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, trứng được nấu hay luộc chín kỹ có thể bảo quản trong tủ lạnh trong 7 ngày.
9. Cách tốt nhất để giữ một hộp sữa tươi đã mở của bé là gì?
a. Dán lại và cất ngăn mát
b. Đông lạnh sữa
c. Để sữa ở nhiệt độ phòng

Câu trả lời đúng: a hoặc b
Tốt nhất là a hoặc bạn cũng có thể cấp đông sữa miễn là sử dụng trước khi hết hạn. Khi rã đông nên để xuống ngăn mát. Tuy nhiên việc cấp đông này có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
10. Bạn nên bảo quản hộp nước trái cây đã mở nắp thế nào?
a. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
b. Đổ sang một vật chứa khác sau đó cho vào ngăn mát.
c. Chỉ nên uống ngay

Câu trả lời đúng b. Nên cất vào tủ lạnh phần nước thừa lại trong đồ đựng bằng thủy tinh hay nhựa. Bảo quản hộp giấy trong tủ lạnh không được khuyên dùng vì nó có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của nước trái cây. 
11. Thời gian lý tưởng để chuẩn bị bánh bữa sáng cho con bạn là khi nào?
a. Làm vào đêm hôm trước và cất tủ lạnh. Làm nóng lại vào sáng hôm sau.
b. Làm vào buổi sáng để đảm bảo độ tươi ngon
c. Cả a và b đều được

Câu trả lời đúng: c
Với những bà mẹ bận rộn, chuẩn bị bánh sandwich từ đêm trước và cất trong tủ lạnh vẫn ổn. Tuy nhiên, chỉ nên thêm rau và sốt vào sáng hôm sau. Cần rửa tay và các dụng cụ chế biến sạch sẽ để đảm bảo thực phẩm tươi ngon.
12. Bạn nấu đồ ăn cho con vào buổi sáng để bé mang đi ăn trưa. Thời gian nào cho bữa trưa là an toàn?
a. Tùy thuộc vào các thành phần trong bánh
b. Hộp đồ ăn trưa có thể ăn cả ngày
c. Tới 4 tiếng sau khi chế biến

Câu trả lời đúng: c
Thực phẩm bảo quản  ở 5-57 độ C vẫn an toàn để ăn trong vòng 4 giờ. Đối với các bữa ăn vặt buổi chiều, nên dùng thực phẩm khô không bị thiu như bánh quy.
13. Nên dùng hộp bằng gì để đựng bữa trưa mang đến trường của con bạn?
a. Hộp bằng nhựa
b. Hộp đựng bằng kim loại để giữ thức ăn nóng, ngon
c. Không quan trọng 

Câu trả lời đúng: c
Chỉ cần hộp chứa sạch sẽ và được đậy kín là ổn. Ngoài ra, cần đảm bảo bé ăn bữa trưa trong vòng 4 giờ sau khi mẹ nấu.
14. Khi mất điện, nên làm gì với thịt, sữa và những đồ khác trữ trong tủ lạnh?
a. Để thực phẩm trong đó và hạn chế mở tủ lạnh để giữ không khí lạnh cho đến khi có điện trở lại
b. Sử dụng tất cả các thực phẩm dễ hư hỏng trong tủ lạnh trước khi chúng hỏng
c. Rắc muối vào các đồ thịt để bảo quản chúng

Câu trả lời đúng: a
Không khí lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vì thế cần hạn chế tới mức tối thiểu việc mở cửa tủ lạnh. Nếu mất điện trong thời gian dài và đồ ăn bắt đầu tan đá, nên cho đá khô vào ngăn đông và đá thường vào ngăn lạnh để duy trì nhiệt độ ổn định.
Vương Linh

Những thói quen dùng tủ lạnh có hại



Để đồ sống lẫn đồ chín, không gói kín thực phẩm khi cất, cả tháng không vệ sinh tủ hay bỏ đi các đồ không dùng đến... sẽ biến tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn của gia đình bạn.
Thạc sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, những thói quen như mua thịt ở chợ đựng trong túi nilong về quẳng luôn vào tủ lạnh, ngay cạnh hộp sữa chua hay bát đựng thịt ăn thừa bữa trước; rồi trứng mang ở chợ về cất ngay vào tủ... khá phổ biến trong các gia đình. Thực tế, trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn, dễ nhiễm khuẩn chéo. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản.
"Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh", bác sĩ nói.

tulanh-JPG[1030060264].jpg
Sử dụng tủ lạnh đúng cách để bảo quản thực phẩm tốt cho gia đình. Ảnh minh họa: VL.
Theo bà, thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt. 
Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày. 
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa. 
Với rau, dùng rau ăn lá trước vì dễ nát, hỏng, củ quả dùng sau. Đồ ăn cũng vậy, cái gì dễ ôi thiu ăn trước, chẳng hạn như cá, hoặc nếu chưa muốn dùng ngay nên rán hoặc kho qua rồi cất, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn. Trứng đã dập cần bỏ ra ngoài, chế biến luôn. Lòng đỏ trứng là môi trường dể vi khuẩn phát triển.
Một số lưu ý khi bảo quản một số loại thực phẩm cụ thể:
Sản phẩm từ sữa
Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong. 
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Rau quả
Bảo quản quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, cà rốt với cà rốt... Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn.
Trữ quả và rau khô trong các túi nilong đục lỗ hay các túi nhựa hở để duy trì môi trường không bị ẩm nhưng vẫn cho phép không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn. 
Những đồ ăn thừa
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. 
Thời gian bảo quản thực phẩm an toàn trong ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh:
Loại thực phẩm
Trữ lạnh (4 độ C)
Trữ đông (-18 độ C)
Trứng tươi
3-5 tuần
Không cấp đông
Sữa tươi
Đã mở
Chưa mở

2-3 ngày
Theo hạn sử dụng
Không cấp đông
Thịt lợn xông khói
7 ngày
1 tháng
Nước sốt chưa nấu
1-2 ngày
1-2 tháng
Thịt lợn, bò, cừu tươi sống
3-5 ngày
6-12 tháng
Tôm, sò điệp, mực, nghêu, trai (đã bỏ vỏ) 
1-2 ngày
3-6 tháng
Gia cầm tươi sống
1-2 ngày
6-12 tháng
Trai, hến, cua, tôm hùm, hàu tươi sống
2-3 ngày
2-3 tháng
Động vật có vỏ đã nấu chín
3-4 ngày
3 tháng
Vương Linh